Cách Luộc Vịt Ngon Mà Không Hôi

cách vịt luộc

 CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU:

- 1 con vịt ngon
- 1 củ gừng rửa sạch, đập dập
- 1 củ hành khô nướng, 1 mẩu gừng nướng
- 1 nhánh sả rửa sạch, đập dập

1. Cách chọn vịt ngon

Mùa hè là mùa của vịt, tuy nhiên để chọn được những con vịt ngon cần có bí quyết.
Vịt đang sống
- Chọn những con vịt trưởng thành và béo, ức tròn, da cổ và da bụng dày, mọc đủ lông (điểm mút của hai cánh vừa đủ đan chéo vào nhau). Những con vịt này làm lông sẽ nhanh, không tốn thời gian.
- Hạn chế chọn vịt non vì thịt sẽ nhão, không săn chắc và rất tốn thời gian để nhổ lông tơ (lông măng). Những con vịt non sẽ có mỏ to và mềm. Còn vịt già có mỏ nhỏ và cứng. Vịt đã đẻ một vài lứa có thịt cũng khá thơm. Loại vịt này thì bụng dưới xệ xuống.
- Khác với gà, nếu ăn thịt vịt thì nên chọn vịt đực, vì vịt đực ăn ngon hơn vịt cái.
- Để xem vịt khỏe mạnh hay bệnh, chị em hãy vạch phía sau đuôi xem hậu môn vịt không bị dính phân chảy là vịt không bị bệnh.
Vịt làm sẵn
Nên chọn vịt mới mổ, nhìn còn có độ tươi ngon, ấn tay vào các phần của vịt thấy chắc.
Quan sát hai bên đùi và lườn vịt, thấy căng bóng, thớ thịt dày thì không nên mua. Khi dốc ngược con vịt, thấy nó bị biến dạng thì đó là vịt bơm nước.
Dùng tay ấn vào đùi và lườn vịt, thịt bị bơm nước thường bập bùng, nhão.
Nên chọn vịt mới mổ, nhìn còn có độ tươi ngon, ấn tay vào các phần của vịt thấy chắc.
Nếu vịt đã mổ phanh ra, quan sát bên trong, thấy phần trong nhiều ước ở bên trong màng đó cũng là do bơm nước. Nếu bạn vẫn mua vịt này về, khi chặt miếng sống ra, nước chảy ra rất nhiều, thịt ăn nhạt, không có mùi tươi ngon.

2. Khử mùi hôi của vịt

Đặc trưng của thịt vịt thường có mùi hôi vì thế, trước khi luộc chị em cần làm thật sạch lông vịt. Chú ý lấy hết phần tuyến nhờn ở đuôi vịt. Chẳng may quên phần này, lúc luộc lên, một phần chất nhờn tiết ra sẽ rất hôi khiến món vịt trở nên khó ăn hơn.
Sau đó, bóp vịt với chút muối, tiêu, gừng đập dập, có thể cả chút rượu trắng, để chừng 30 phút rồi rửa sạch, để ráo, đem luộc.
Bóp vịt với chút muối, tiêu, gừng đập dập, có thể cả chút rượu trắng cho hết mùi hôi.

CÁCH LUỘC VỊT NGON

- Đun sôi nước rồi cho vịt vào luộc. Khi luộc vịt hãy thả vào 1 củ gừng đã được đập giập, hoặc 1 nhánh sả, hoặc là 1 củ hành khô nướng, 1 mẩu gừng nướng. Những nguyên liệu này sẽ làm cho món vịt luộc thơm lừng.
- Lưu ý, lửa không nên quá to, sau khi nước sôi trở lại thì vặn nhỏ lửa. Luộc khoảng 20-25 phút, lấy đũa xiên vào thân vịt, nếu thấy còn đỏ thì đun thêm ít phút cho vịt chín.
- Nếu chưa ăn ngay, có thể tắt bếp, để vịt om trong nồi, thịt vịt sẽ chín mềm và nóng. Còn nếu muốn ăn nguội, khi vịt chín, chị em chỉ cần vớt vịt ra cho vào một tô nước mát (hoặc nước đá), da vịt sẽ giòn, thịt săn chắc.
- Khi vịt nguội, chặt và xếp ra đĩa. Chần vài cọng hành rồi phủ lên trên ăn kèm rất ngon.
- Nước luộc vịt vừa thơm vưa ngọt bạn có thể dùng để nấu nước dùng ăn bún hoặc nấu canh măng tiết rất tuyệt. Thậm chí để nước luộc uống trực tiếp cũng rất hấp dẫn.

CÁCH PHA NƯỚC CHẤM VỊT

Có hai cách pha nước chấm thịt vịt, tùy theo sở thích và khẩu vị gia đình để bạn có thể làm theo.

1. Nước mắm gừng

Nước chấm cho món luộc này thường là nước mắm gừng. Cách pha cũng khá đơn giản, nước mắm phải nguyên chất, pha với đường, gừng giã nhuyễn và chút chanh. Nếu ăn với thịt vịt cần pha thật đậm đà, không thêm nước, còn dùng chung với gỏi vịt thì cần phải pha loãng với nước đun sôi để nguội, vị ngọt và chua dịu.

2. Xì dầu

Xì dầu cho ra bát. Thêm một lường đường vừa phải vào, khuấy đều, nếm thấy xì dầu có vị ngọt là được. Sau đó thêm tỏi, ớt băm nhuyễn vào. Lúc này bạn chỉ việc chấm thịt vịt luộc với xì dầu tỏi ớt rồi nhâm nhi thôi.

NHỮNG MÓN ĂN KÈM VỊT LUỘC

Vịt luộc có thể ăn chơi kèm bia, ăn với cơm hoặc với bún đều rất tuyệt. Khi ăn đừng quên các loại rau thơm ăn kèm thịt vịt luộc như húng chó, mùi tàu, diếp cá cùng măng ớt ngâm chua ngọt.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt vịt có chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D… cần thiết cho sức khỏe và quá trình tăng cân. Chính vì thế, ăn thịt vịt rất có lợi cho sức khỏe.
Theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc. Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư (đang xạ trị, hóa trị). Ăn thịt vịt có ích cho người thể chất suy nhược, chán ăn, sốt, phù nề, người thể chất yếu sau khi bệnh, đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, phụ nữ kinh nguyệt ít,…
Với những lợi ích như vậy của thịt vịt, chẳng có lý do gì mà bạn lại bỏ qua món vịt luộc khi mùa của chúng đang về. Chị em cũng có thể tham khảo cách luộc vịt ngon trên đây để có món ăn như ý.